Sơ Đồ Nguyên Lý Mạch Cửa Cuốn

Sơ đồ nguyên lý mạch cửa cuốn và sơ đồ đấu dây motor cửa cuốn

Để hiểu rõ sơ đồ nguyên lý mạch cửa cuốn và sơ đồ đấu dây motor cửa cuốn là điểm khởi đầu quan trọng khi lặp đặt cửa cuốn và bộ điều kiển cửa cuốn. Sơ đồ mạch điện cửa cuốn cung cấp cái nhìn tổng quan về cách các thiết bị điện hoạt động và tương tác với nhau để điều khiển cửa cuốn hoạt động một cách hiệu quả. AZ SMARTTECH sẽ hướng dẫn bạn từng bước chi tiết về nguyên lý hoạt động mạch điện cửa cuốn cũng như  hiểu hơn sơ đồ đấu dây motor cửa cuốn khi kết nối các thiết bị trong mạch điều khiển cửa cuốn.

1. Sơ đồ cửa cuốn

Sơ đồ nguyên lý mạch cửa cuốn là bản vẽ mô tả chi tiết cách các thiết bị được liên kết và kết nối với nhau. Sơ đồ sử dụng các ký hiệu điện để thể hiện nguyên lý hoạt động của mạch điện cửa cuốn. Hiểu đơn giản, đây là cách biểu diễn mối quan hệ và sự tương tác giữa các thành phần điện. Nhìn vào sơ đồ, bạn có thể hình dung cách các

Bằng cách nhìn vào sơ đồ cửa cuốn, bạn có thể hình dung được cách mà các thiết bị hoạt động trong thực tế. Điều này giúp bạn dễ dàng lắp đặt và kết nối các mạch điện hiệu quả và chính xác.

Mạch điện cửa cuốn có thể được coi là “bộ não” quan trọng của hệ thống điều khiển cửa cuốn. Nó đóng vai trò trung tâm, nhận và xử lý tín hiệu từ các thiết bị khác, và điều chỉnh hoạt động của cửa cuốn theo ý muốn của người sử dụng. Mạch này không chỉ làm cho việc điều khiển cửa trở nên linh hoạt và thuận tiện mà còn đảm bảo tính an toàn và ổn định của hệ thống. Giúp người dùng có trải nghiệm sử dụng dễ dàng và tiện lợi hơn.

1.1 Sơ đồ mạch điện cửa cuốn

 Mạch điện cửa cuốn bao gồm sáu dây chính: Dây trắng (dây xuống), hai dây đen (dây nguồn), dây vàng (dây đi lên), dây xanh (dây duy trì), và dây đỏ (dây lửa).

Trong mạch điện, có ba con rơ le được sử dụng để điều khiển động cơ của cửa cuốn, trong đó, rơ le thường mở được sử dụng để điều khiển cửa cuốn lên và xuống. Dây xanh và dây lửa được kết nối với nhau thông qua những rơ le thường đóng, tạo thành một hệ thống điều khiển hoạt động một cách chính xác và hiệu quả.

Sơ đồ nguyênlý mạch điện cửa cuốn
Sơ đồ nguyênlý mạch điện cửa cuốn

Thành phần chính trong sơ đồ:

  • Nút bấm âm tường
    • LÊN: Kết nối với một dây để điều khiển motor quay theo chiều mở cửa.
    • DỪNG: Dùng để ngắt kết nối, dừng motor ngay lập tức khi cần.
    • XUỐNG: Điều khiển motor quay theo chiều ngược lại để đóng cửa.
  • Motor cửa cuốn
    • Là bộ phận chính tạo chuyển động, có hai dây nguồn cung cấp điện và các dây tín hiệu để điều khiển chiều quay (lên/xuống).
  • Nguồn điện
    • Cung cấp năng lượng cho toàn bộ hệ thống mạch điện, gồm motor và nút điều khiển.
  • Hộp nhận tín hiệu
    • Gồm các dây tín hiệu màu trắng, vàng, xanh lá, đỏ và hai dây màu đen. Đây là bộ phận nhận lệnh từ nút bấm hoặc điều khiển từ xa để truyền tín hiệu đến motor.

1.2  Nguyên lý hoạt động mạch cửa cuốn

Mạch điều khiển cửa cuốn được thiết kế để đảm bảo khả năng vận hành an toàn, ổn định và thuận tiện.

Nguyên lý hoạt động mạch cửa cuốn
Nguyên lý hoạt động mạch cửa cuốn

Nguyên lý hoạt động cơ bản của mạch cửa cuốn bao gồm các bước sau:

  • Nguồn cung cấp
    • Hệ thống sử dụng nguồn điện xoay chiều 220V để cấp năng lượng cho motor và các bộ phận điều khiển.
    • Nguồn điện được chia thành các dây điều khiển (dây đỏ, dây vàng, dây trắng, dây xanh) và dây cấp nguồn (2 dây đen).
  • Tín hiệu điều khiển từ hộp nhận hoặc nút bấm tường
    • Người dùng có thể điều khiển cửa cuốn thông qua nút bấm âm tường hoặc remote (tay điều khiển).
    • Khi nhận tín hiệu từ nút bấm hoặc remote, hộp nhận tín hiệu sẽ gửi lệnh đến các rơ le trong mạch điện.
  • Hoạt động của motor cửa cuốn
    • Khi bấm nút “Lên”: Hộp nhận tín hiệu kích hoạt rơ le lên, dòng điện cấp đến motor để kéo cửa lên.
    • Khi bấm nút “Xuống”: Rơ le xuống được kích hoạt, motor nhận dòng điện để quay theo chiều ngược lại, kéo cửa xuống.
    • Khi bấm nút “Dừng”: Hệ thống ngắt dòng điện đến motor, cửa cuốn dừng lại ở vị trí mong muốn.
  • Chức năng tự dừng hoặc đảo chiều
    • Tự dừng: Khi cửa gặp vật cản, cảm biến sẽ gửi tín hiệu ngắt motor, đảm bảo an toàn.
    • Đảo chiều: Khi gặp chướng ngại, cửa sẽ tự động chuyển hướng di chuyển ngược lại.
  • Hoạt động của rơ le trong mạch
    • Các rơ le thường mở chịu trách nhiệm điều khiển hướng di chuyển của cửa (lên hoặc xuống).
    • Rơ le thường đóng kết nối dây duy trì (dây xanh) với dây lửa (dây đỏ), đảm bảo motor hoạt động ổn định khi nhận lệnh.
  • Đèn báo và còi cảnh báo
    • Một số hệ thống có thêm đèn báo hoặc còi cảnh báo, hoạt động khi cửa cuốn gặp sự cố hoặc đang trong trạng thái di chuyển, giúp tăng tính an toàn.

Nguyên lý này giúp cửa cuốn hoạt động mượt mà, đảm bảo độ bền cho motor và an toàn cho người sử dụng trong quá trình vận hành.

1.3 Các ký hiệu điện trên sơ đồ nguyên lý mạch cửa cuốn

Các ký hiệu điện trên sơ đồ nguyên lý mạch cửa cuốn
Các ký hiệu điện trên sơ đồ nguyên lý mạch cửa cuốn

Các ký hiệu điện cơ bản trong sơ đồ bao gồm:

Nguồn điện vào: Điện áp 220V, cung cấp năng lượng cho toàn bộ hệ thống.

  • Motor cửa cuốn: Thiết bị chính thực hiện chức năng kéo cửa lên xuống.
  • Hộp nhận tín hiệu: Nhận lệnh điều khiển từ tay điều khiển hoặc nút bấm.
  • Hộp điều khiển tay: Tích hợp các nút bấm cơ bản như Lên, Dừng và Xuống.

Cấu trúc mạch điều khiển motor:

  • Gồm 6 dây chính:
    • Dây trắng: Điều khiển cửa đi xuống.
    • Dây vàng: Điều khiển cửa đi lên.
    • Dây xanh: Duy trì hoạt động và kết nối.
    • Dây đỏ: Dây lửa, cấp nguồn.
    • 2 dây đen: Dây nguồn vào hệ thống.

Cách hoạt động của rơ le:

  • Rơ le điều khiển động cơ lên và xuống được thiết kế ở trạng thái thường mở.
  • Dây xanh và dây đỏ được nối thông qua rơ le ở trạng thái thường đóng để đảm bảo an toàn và ổn định khi hoạt động.

2. Sơ đồ công tắc cửa cuốn

2.1 Sơ đồ đấu dây motor cửa cuốn

Sơ đồ đấu dây cửa cuốn trong hình thể hiện cách kết nối giữa các thành phần chính của hệ thống bao gồm nút bấm âm tường, motor và nguồn điện.

Sơ đồ đấu dây motor cửa cuốn
Sơ đồ đấu dây motor cửa cuốn

Dưới đây là cách bố trí và ý nghĩa của từng dây  trong sơ đồ mạch điều khiển cửa cuốn:

  • Dây xanh (Xuống): Điều khiển motor quay để cửa cuốn đóng xuống.
  • Dây trắng (Lên): Điều khiển motor quay để cửa cuốn mở lên.
  • Dây vàng (Ngừng): Dùng để dừng hoạt động của cửa cuốn tại vị trí mong muốn.
  • Dây đỏ (Dây chung): Kết nối chung giữa các nút điều khiển.
  • Dây đỏ (Nguồn cấp thiết bị): Cấp nguồn cho hệ thống hoạt động.
  • Dây đen (Nguồn cấp thiết bị): Đảm bảo nguồn điện cấp ổn định cho motor và các bộ phận liên quan.

Sơ đồ này giúp người dùng dễ dàng hình dung và thực hiện đấu nối chính xác, đảm bảo cửa cuốn vận hành an toàn và hiệu quả.

2.2 Cách phân biệt các loại dây motor cửa cuốn

Để đấu nối dây motor cửa cuốn đúng cách, bạn cần hiểu rõ từng loại dây và chức năng của chúng. Việc nhận biết chính xác sẽ giúp tránh những sai sót không mong muốn.

Cách phân biệt các loại dây motor cửa cuốn
Cách phân biệt các loại dây motor cửa cuốn

Dưới đây là hướng dẫn nhận diện các loại dây motor mà Cửa Cuốn Azsmarttech cung cấp:

  • Dây nguồn 220V: Gồm 2 dây màu đen, dùng để cấp nguồn điện cho motor.
  • Dây đầu vào (Input): Màu đỏ, chỉ có 1 dây, đóng vai trò nhận tín hiệu.
  • Dây đầu ra (Output): Màu xanh lá, 1 dây, truyền tín hiệu ra bên ngoài.
  • Dây điều khiển cửa lên: Màu trắng, 1 dây, điều khiển motor quay mở cửa.
  • Dây điều khiển cửa xuống: Màu vàng, 1 dây, điều khiển motor quay đóng cửa.

2.2 Nguyên lý hoạt đông mạch điều khiển cửa cuốn

Cửa cuốn có thể đồng thời sử dụng cả hai phương pháp điều khiển mà không ảnh hưởng đến hoạt động của cửa, vì nút bấm âm tường và điều khiển từ xa hoạt động độc lập với nhau.
Nguyên lý hoạt đông mạch điều khiển cửa cuốn
Nguyên lý hoạt đông mạch điều khiển cửa cuốn

Sử dụng nút bấm âm tường

Dựa trên sơ đồ điện cửa cuốn, nút bấm âm tường hoạt động hoàn toàn độc lập. Nó kết nối trực tiếp với motor mà không cần thiết bị hỗ trợ bổ sung nào.
  • Khi nút âm tường được nhấn, rơ-le sẽ đóng lại.
  • Cửa sẽ mở hoặc đóng tùy thuộc vào nút được bấm.
  • Rơ-le duy trì chuyển động cho đến khi có lệnh mới hoặc khi cửa chạm đến công tắc hành trình.
Nút bấm âm tường được lắp đặt trong không gian nội thất, cho phép điều khiển cửa từ bên trong nhà mà không cần dùng remote. Việc sử dụng cả hai phương pháp điều khiển đồng thời mang lại sự tiện lợi và hiệu quả cao trong việc vận hành cửa.

Sử dụng điều khiển từ xa

Để motor có thể điều khiển cửa cuốn qua remote, cần phải có một hộp nhận điều khiển. Bộ phận này kết nối trực tiếp với motor, nhiệm vụ của nó là tiếp nhận và xử lý tín hiệu từ remote trước khi truyền lệnh tới motor.

  • Khi thao tác điều khiển cửa bằng remote trong phạm vi hoạt động, tín hiệu sẽ được gửi đến hộp nhận.
  • Hộp nhận tiếp nhận và xử lý tín hiệu, sau đó truyền lệnh điều khiển đến motor.
  • Motor thực hiện lệnh bằng cách điều chỉnh cửa cuốn lên hoặc xuống cho đến khi cửa đạt vị trí công tắc hành trình. Tại điểm này, cửa sẽ dừng lại, mở hoặc đóng hoàn toàn. Ngoài ra, motor có thể dừng hoặc đổi chiều khi nhận được lệnh mới.

Cả hai phương pháp có thể được sử dụng đồng thời mà không ảnh hưởng đến hoạt động của cửa, vì nút bấm âm tường và remote điều khiển từ xa hoạt động độc lập với nhau.

2.4 Hướng dẫn đấu dây cửa cuốn đơn giản và hiệu quả

Đấu dây cửa cuốn tưởng chừng phức tạp nhưng hoàn toàn có thể thực hiện dễ dàng nếu bạn tham khảo sơ đồ đấu dây motor cửa cuốn. Trong quá trình sử dụng, có thể xảy ra các sự cố như chuột cắn, dây lỏng hoặc tác động bên ngoài khiến dây cần được đấu lại. Tự thực hiện tại nhà không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn giúp xử lý nhanh chóng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn cần tuân thủ các bước sau:

  • Kết nối thân motor với hộp điều khiển: Sử dụng 6 giắc cắm gồm 1 dây xanh, 1 dây đỏ, 1 dây trắng, 1 dây vàng và 2 dây đen. Đảm bảo cắm đúng vị trí và chiều theo hướng dẫn sơ đồ.
  • Đấu dây trên hộp nhận tín hiệu:
    • Hai dây trắng và xanh kết nối với cơ chế tự dừng hoặc đảo chiều khi cửa gặp vật cản.
    • Hai dây đen và đỏ đấu với còi báo động, giúp tăng cường an toàn khi sử dụng.

Quy trình đấu dây cửa cuốn thực sự đơn giản khi bạn tuân thủ theo đúng sơ đồ cửa cuốn. Chỉ cần cẩn thận và kiểm tra kỹ lưỡng, bạn có thể tự tay hoàn thành mà không cần đến thợ chuyên nghiệp.

3. Hướng dẫn cách vận hành cửa cuốn

Khi bạn nhấn vào nút điều khiển hoặc khóa điều khiển, bộ điều khiển của cửa sẽ nhận sóng và gửi lệnh cho động cơ cửa cuốn hoạt động. Trục cốt của cửa sẽ di chuyển lên hoặc xuống mà không cần sự can thiệp từ người dùng.

Chế độ hoạt động của cửa được xác định trước. Do đó, chỉ cần nhấn nút, cửa sẽ tự động di chuyển theo quy trình đã được lập sẵn. Hệ thống điều khiển của cửa được sản xuất với công nghệ sóng điện từ siêu cao cấp, đảm bảo tính bảo mật cao và ngăn chặn bất kỳ nguy cơ xâm nhập nào từ bên ngoài.

Tuy nhiên, khi sử dụng cửa, bạn cần chú ý đến môi trường xung quanh để tránh va chạm hoặc va đập. Nếu phát hiện có vật cản, bạn không nên kích hoạt cửa để tránh gây hỏng hóc cho cửa cũng như nguy cơ tai nạn không mong muốn.

4. Phân loại hộp điều khiển công nghệ cửa cuốn

Trên thị trường ngày nay, hộp điều khiển cửa cuốn cùng các thiết bị liên quan đến cửa cuốn được thiết kế đa dạng với nhiều mẫu mã, hình dạng và kích thước khác nhau. Tuy nhiên, chúng thường được phân loại thành ba nhóm chính:

  • Bộ điều khiển mã cố định: Đây là loại hộp điều khiển cửa cuốn có mã cố định, không thay đổi theo thời gian. Cài đặt thông qua các mã đã được lập trình trước, dễ dàng sử dụng và duy trì.
  • Bộ điều khiển mã gạt: Đây là loại hộp điều khiển có khả năng lưu trữ và nhận dạng các mã gạt từ remote hoặc các thiết bị điều khiển khác. Cho phép người dùng tự thiết lập mã để điều khiển cửa cuốn một cách linh hoạt.
  • Bộ điều khiển mã nhảy: Loại này cho phép mã điều khiển thay đổi sau mỗi lần sử dụng, tăng tính bảo mật bằng cách tự động thay đổi mã sau mỗi lần kích hoạt cửa.

Hộp điều khiển có vai trò nhận tín hiệu từ điều khiển từ xa hoặc nút bấm điều khiển gắn trên tường để vận hành mô tơ đóng mở cửa cuốn. Mỗi sản phẩm có một mã ID và hàng tỉ mã code. Nếu mã code điều khiển từ xa phát ra trùng với mã code hiện có trong bộ điều khiển thì cửa sẽ được mở.

Đây là thông tin chi tiết về sơ đồ nguyên ly mạch điện cửa cuốn và sơ đồ đấu dây motor cửa cuốn, bạn có thể tham khảo sơ đồ cửa cuốn này để kết nối các thiết bị của cửa cuốn. Trong quá trình kết nối hộp điều khiển, hãy lưu ý về màu sắc và chức năng của từng sợi dây để tránh kết nối nhầm lẫn. Nếu bạn không thành thạo về điện, đừng ngần ngại liên hệ với AZ SMARTTECH để nhận được sự hỗ trợ chi tiết. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến việc lắp đặt các thiết bị công nghệ nhà ở thông minh với giá cả phải chăng, hãy để lại thông tin của bạn và chúng tôi sẽ liên hệ để tư vấn kỹ lưỡng và hỗ trợ bạn tốt nhất.

5/5 - (31 bình chọn)
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon